PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC MONTESSORI
Vui lòng click vào tiêu đề bạn muốn xem
PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CỦA MONTESSORI
MỤC ĐÍCH CỦA GIÁO DỤC MONTESSORI
TRẺ HỌC NHƯ THẾ NÀO
TẦM QUAN TRỌNG CỦA NHỮNG NĂM ĐẦU
CÁC GIAI ĐOẠN NHẠY CẢM
Ở ĐỘ TUỔI NÀO?
CÁI NHÌN CỦA LỚP HỌC CASA (3 – 6)
PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CỦA MONTESSORI
Phương pháp giáo dục Montessori được xây dựng dựa trên niềm tin rằng trẻ em có năng lực tự phát triển và trẻ sẽ phát huy tối đa tiềm năng sẵn có của mình, khi được trợ giúp để tìm ra lộ trình riêng của chính trẻ, trong một môi trường được thiết kế đặc biệt để đáp ứng các nhu cầu của trẻ ở từng giai đoạn phát triển của trẻ.
Từ ngữ Montessori thường làm đa số mọi người liên tưởng đến phương pháp giáo dục chỉ dành cho trẻ ấu thơ. Trên thực tế, Montessori mang đến một đường lối tiếp cận cuộc sống cho trẻ em suốt đến tuổi thiếu niên mãi đến tuổi trưởng thành. Nó không chỉ giới hạn trong khuôn khổ học đường, nó còn giúp mọi người hiểu được cách nuôi dưỡng tốt nhất cho sự phát triển tự nhiên của con người nói chung.
Giáo dục Montessori lấy tên của bà Maria Montessori là vị bác sĩ người Ý, người đã tiên phong đề xướng một đường lối giáo dục dựa trên những điều mà bà đã quan sát được ở trẻ thơ. Đường lối giáo dục này được ứng dụng rộng rãi đến nay đã hơn một trăm năm.
MỤC ĐÍCH CỦA GIÁO DỤC MONTESSORI
Bà Maria Montessori tin rằng không có ai có thể được giáo dục bởi người khác.Cô ta phải tự dạy cho bản thân mình hoặc là sẽ không bao giờ làm được điều đó. Một người được giáo dục thực sự tiếp tục học sau nhiều giờ và nhiều năm trên lớp bởi vì cô ta có động lực từ bên trong xuất phát từ sự hiếu kỳ tự nhiên và tình yêu dành cho kiến thức. Vì thế Bác sĩ Montessori cho rằng mục tiêu của giáo dục sớm không nên là việc lấp đầy đứa trẻ với thông tin từ một bài học đã được chọn trước đó, mà đúng hơn là nuôi dưỡng sự ham muốn học tập tự nhiên của trẻ.
Trong lớp học Montessori, mục tiêu được tiếp cận qua 2 cách: đầu tiên,cho trẻ trải nghiệm sự thích thú trong việc học bằng cách cho trẻ tự lựa chọn việc học của mình thay vì bị ép buộc; và thứ hai, là bằng cách giúp trẻ hoàn thiện tất cả các kỹ năng tự nhiên cho việc học,để khả năng của trẻ sẽ đạt mức tối đa trong việc học ở tương lai.Học cụ Montessori có hai mục đích dài hạn này ngoài mục đích trực tiếp là cung cấp thông tin cụ thể cho trẻ.
TRẺ HỌC NHƯ THẾ NÀO
Việc sử dụng các học cụ được dựa trên khả năng học tập độc đáo của trẻ nhỏ mà bà Montessori gọi tên khả năng này là “Trí Tuệ Thấm Hút”. Trong các bài viết của bà , bà thường xuyên so sánh trí não của trẻ với miếng bọt biển.Trẻ thật sự thấm hút mọi thông tin từ môi trường.Quá trình này được chứng minh rõ ràng qua cách mà một đứa trẻ hai tuổi học ngôn ngữ mẹ đẻ của mình, trẻ không cần đến sự chỉ dẫn chính thức nào và không hề có ý thức về việc mình đang học, so sánh với nỗ lực mệt mỏi mà một người trưởng thành phải trải qua để thành thạo một ngôn ngữ nước ngoài. Việc học thông tin theo cách này là một hoạt động tự nhiên và vui vẻ đối với trẻ khi sử dụng tất cả các giác quan của mình để khám phá môi trường thú vị xung quanh.
Kể từ khi đứa trẻ duy trì năng lực học hỏi này cho đến khi nó gần bảy tuổi, bà Montessori lý luận rằng kinh nghiệm của trẻ nên được làm phong phú thêm trong lớp, nơi mà trẻ có thể thao tác với học cụ mang đến các thông tin giáo dục cơ bản. Hơn 100 năm kinh nghiệm đã chứng minh triết lý của bà rằng trẻ nhỏ có thể học đọc, viết và tính toán theo cùng một cách tự nhiên mà trẻ học đi và học nói.Trong lớp học Montessori, học cụ mời gọi trẻ làm điều này trong các thời điểm hứng thú và sẵn sàng của riêng trẻ.
Bà Montessori luôn nhấn mạnh rằng bàn tay là người giáo viên chính của trẻ.Để trẻ có thể học được phải cần có sự tập trung, và cách tốt nhất để trẻ có thể tập trung là dán chặt sự chú ý của mình vào một số nhiệm vụ mà trẻ đang thực hiện bằng tay.(Thói quen vẽ nguệch ngoạc của người lớn là dấu tích còn lại của sự rèn luyện này). Tất cả các học cụ trong lớp Montessori cho phép trẻcủng cố những ấn tượng hằng ngày của mình bằng cách mời gọi trẻ sử dụng tay để học thực sự.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA NHỮNG NĂM ĐẦU
Trong quyển sách Trí tuệ thấm hút, Bà Montessori đã viết, “giai đoạn quan trọng nhất của cuộc đời không phải là tuổi đại học, mà là giai đoạn đầu tiên, giai đoạn từ sơ sinh đến sáu tuổi. Vì đó là lúc khi trí tuệ của con người, công cụ vĩ đại nhất, đang được hình thành. Nhưng không chỉ có trí tuệ của trẻ, mà còn có cả sức mạnh tinh thần toàn diện của trẻ…Không ở độ tuổi khác nào mà trẻ cần có sự trợ giúp thông hơn ở độ tuổi này, và bất cứ sự cản trở nào trở ngại công việc kiến tạo của trẻ sẽ lấy bớt đi cơ hội mà trẻ có thể đạt được sự hoàn hảo.”(tạm dịch)
Các nghiên cứu tâm lý học hiện đại dựa trên nghiên cứu có kiểm soát đã xác nhận những lý thuyết này của bà Montessori. Sau khi phân tích hàng nghìn nghiên cứu như vậy, bác sĩ Benjamin S. Bloom của Đại học Chicago, đã viết quyển sách Stability and Change in Human Characteristics(tạm dịch là Sự ổn định và thay đổi trong đặc tính của con người), “Từ lúc thai ngén đến 4 tuổi, trẻ phát triển 50%trí thông minh trưởng thành,từ 4 đến 8 tuổi trẻ phát triển thêm 30%…Điều này nói lên được sự phát triển trí tuệ rất nhanh chóng ở những năm đầu đời và khả năng ảnh hưởng to lớn của môi trường ban đầu lên sự phát triển này.
Như bà Montessori, Bác sĩ Bloom tin rằng “Môi trường sẽ có tác động tối đa đến một đặc điểm cụ thể trong giai đoạn tăng trưởng nhanh nhất của đặc điểm đó”. Như một ví dụ ở tột cùng, chế độ ăn kiêng nhịn đói sẽ không ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ mười tám tuổi, nhưng có thể làm chậm sự phát triển của em bé một tuổi một cách nghiêm trọng.Vì 80% sự phát triển trí não của trẻ diễn ra trước khi trẻ tám tuổi, tầm quan trọng của các điều kiện thuận lợi trong những năm này không thể nào được đề cao hơn nữa.
CÁC GIAI ĐOẠN NHẠY CẢM
Quan sát khác của bà Montessori, đã được củng cố bởi nghiên cứu hiện đại, rằng tầm quan trọng của các giai đoạn nhạy cảm đối với việc học ban đầu. Đây là các giai đoạn của sự đam mê mãnh liệt đối với một kỹ năng hay một đặc tính nào đó, chẳng hạn như đi lên xuống các bậc thang, sắp xếp mọi thứ theo thứ tự, đếm hoặc đọc.Sẽ dễ dàng hơn cho trẻ để học một kỹ năng trong giai đoạn nhạy cảm tương ứng hơn bất kỳ lúc nào trong cuộc đời. Lớp học Montessori tận dụng thực tế này bằng cách trao cho trẻ sự tự do lựa chọn các hoạt động cá nhân tương ứng với giai đoạn hứng thú riêng của mình.
Ở ĐỘ TUỔI NÀO?
Mặc dù độ tuổi nhập học khác nhau ở mỗi trường, một đứa trẻ thường có thể vào lớp học Montessori trong độ tuổi giữa hai tuổi rưỡi và bốn tuổi,tùy thuộc vào thời điểm trẻ có thể hạnh phúc và thoải mái trong môi trường lớp học.Trẻ sẽ bắt đầu với những bài tập đơn giản nhất dựa trên các hoạt động mà tất cả trẻ em đều thích.Học cụ mà trẻ sử dụng vào lúc ba và bốn tuổi sẽ giúp trẻ phát triển sự tập trung, khả năng phối hợp và thói quen làm việc cần thiết cho các bài tập nâng cao hơn mà trẻ sẽ thực hiện vào lúc năm sáu tuổi. Toàn bộ chương trình học hoàn toàn được thiết kế có chủ đích. Do đó, chúng ta không thể kỳ vọng có được kết quả tối ưuđối với một đứa trẻ bỏ lỡ chu kỳ học ban đầu, hoặc đối với trẻ rút hồ sơ học ra trước khi trẻ hoàn thiện các học cụ cơ bản được mô tả ở đây.
Phụ huynh nên hiểu rằng trường học Montessori không phải là dịch vụ giữ trẻ cũng không phải là trường học để vui chơi chuẩn bị cho trẻ đi mẫu giáo truyền thống. Đúng hơn thì đây là một chu kỳ học tập độc đáo được thiết kế để tận dụng những năm tháng nhạy cảm của trẻ em từ ba đến sáu tuổi, nơi mà trẻ có thể thấm hút thông tin từ môi trường phong phú.Một đứa trẻ có được các kỹ năng cơ bản về đọc và số học theo cách tự nhiên này có lợi thế để bắt đầu sự nghiệp học của trẻ không chút vất vả, buồn chán, hay chán nản. Bằng cách theo đuổi các hứng thú cá nhân của mình trong lớp Montessori, trẻ có được sự nhiệt huyết ban đầu dành cho việc học, và đó là chìa khóa dành cho trẻ để trở thành một người có học thức thực sự.
CÁI NHÌN CỦA LỚP HỌC CASA (3 – 6)
KHI TRẺ LÀM VIỆC
Lớp học Montessori thực sự là một thế giới dành cho trẻ, phù hợp với kích thước, tốc độ và sở thích của trẻ (nam lẫn nữ) trong độ tuổi từ ba đến sáu. Nó được thiết kế để giúp trẻ được thoải mái bằng cách cho trẻ sự tự do trong một môi trường được chuẩn bị sẵn sàng với các học cụ hấp dẫn.Những học cụ này được sắp xếp trên các kệ thấp trong tầm tay của trẻ ngay cả những đứa trẻ nhỏ nhất.
Bàn ghế trong lớp có thể di chuyển được, cho phép sắp xếp linh hoạt cho nhiều hoạt động. Trẻ cũng làm việc trên thảm nhỏ dưới sàn nhà, nơi chúng cảm thấy thoải mái một cách tự nhiên.
Học cụ Montessori trong lớp học có thể được chia thành ba phân loại chính: Bài Tập Thực Hành Cuộc Sống, là các hoạt động ban đầu cho trẻ ba bốn tuổi;Học Cụ Cảm Quan, có thể được sử dụng bởi mọi lứa tuổi trong lớp; Học Cụ Học Thuật, đang chờ đợi giai đoạn hứng thú ở mỗi đứa trẻ về việc học đọc, số học và địa lý.
VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN
Trong một lớp học Montessori không có mặt trước của phòng và không có bàn của giáo viên làm tâm điểm chú ý, bởi vì sự kích thích cho việc học đến từ môi trường toàn diện xung quanh.Bà Montessori luôn gọi giáo viên là “người hướng dẫn”, và vai trò của cô ta khác biệt rất lớn so với giáo viên truyền thống.Trước hết, cô là một người quan sát rất nhạy bén về sở thích và nhu cầu cá nhân của mỗi đứa trẻ, và công việc hàng ngày của cô bắt đầu từ sự quan sát của cô chứ không phải từ một giáo án được chuẩn bị sẵn. Cô ta hướng dẫn cách sử dụng đúng các học cụ khi chúng được lựa chọn riêng lẻ bởi từng trẻ.Cô ta cẩn thận theo dõi sự tiến bộ của từng đứa trẻ một và ghi chú lại công việc của trẻvới các học cụ này.Cô ta được đào tạo để nhận ra các giai đoạn sẵn sàng. Đôi khi cô phải chuyển hướng một đứa trẻ chọn học cụ vượt quá khả năng của mình; và đôi khi cô phải khuyến khích một đứa trẻ đang do dự. Bất cứ khi nào trẻ mắc lỗi, cô ta kiềm chế, nếu có thể, không can thiệp và cho phép trẻ tự khám phá ra lỗi sai của mình thông qua việc tiếp tục tương tác thêm với các học cụ có tính năng tự kiểm soát chỉnh lỗi này. Việc làm này tuân thủ theo triết kỳ của bà Montessori rằng trẻ con học tốt nhất qua sự trải nghiệm.
HÀNH VI CỦA TRẺ
Luôn có những âm thanh bận rộn của các hoạt động trong lớp học Montessori, bởi vì việc sử dụng học cụ đòi hỏi nhiều vận động- đi bộ, mang vác, rót, nói chuyện, và đặc biệt là việc sử dụng tay liên tục. Tuy nhiên, tất cả các hoạt động được hướng dẫn bởi sự tôn trọng dành cho giáo viên, tôn trọng dành cho công việc của người khác và tôn trọng dành cho chính học cụ đang làm.Bà Montessori không bao giờ đánh đồng vẻ tích cực với sự im lặng và bất động. Bà cảm thấy kỷ luật tự giác nên có được dần dần thông qua sự hấp thụ từ công việc có ý nghĩa.Khi trẻ trở nên cực kỳ thích thú với một hoạt động trong lớp, hành vi của trẻ gần như rất trưởng thành.Nếu đứa trẻ cư xử không đúng mực trong lớp học Montessori, giáo viên thường giúp trẻ chọn công việc mà nó sẽ thu hút sự chú ý hoàn toàn của trẻ hơn.
TẠI SAO PHẢI LÀ NHÓM TRỘN ĐỘ TUỔI?
Nếu học cụ trong lớp đủ thách thức để kích thích phản ứng học tập, thì nó phải phù hợp với mức độ mà một đứa trẻ đã đạt được ở kinh nghiệm trước đây của mình.Trải nghiệm này rất đa dạng đến nỗi sự lựa chọn thỏa mãn nhất thường chỉ có thể được thực hiện bởi chính đứa trẻ. Lớp học Montessori mang đến cho trẻ cơ hội lựa chọn từ nhiều loại học cụ được phân loại khác nhau. Đứa trẻ có thể phát triển khi sự hứng thú của trẻ dẫn dắt trẻ từ cấp độ phức tạp này sang cấp độ phức tạp khác.Có được trẻ từ ba đến sáu tuổi làm việc cùng nhau cho phép trẻ nhỏ quan sát một loạt các mẫu hình khác nhauđể bắt chước theo, và những đứa trẻ lớn hơn có cơ hội củng cố kiến thức của mình bằng cách hỗ trợ những em nhỏ hơn.
MÔI TRƯỜNG KHÔNG CẠNH TRANH
Bởi vì trẻ em làm việc riêng lẻ với các học cụ, nên không có sự cạnh tranh trong lớp học Montessori.Mỗi đứa trẻ chỉ liên kết đến công việc trước đây của mình và sự tiến bộ của trẻ không đem ra so sánh với thành tích của những trẻ khác. Bà Montessori tin rằng thi đua trong giáo dục chỉ nên được giới thiệu sau khi trẻ có được sự tự tin trong việc sử dụng các kỹ năng cơ bản. Bà viết “Không bao giờ để trẻ có nguy cơ thất bại,cho đến khi trẻ có cơ hội thích đáng để thành công.“
SỰ THÍCH NGHI CỦA CÁC KĨ NĂNG VÀ KHẢ NĂNG KHÁC NHAU
Việc sử dụng học cụ riêng lẻ cho phép các tốc độ học khác nhau phù hợp với nhiều cấp độ khả năng trong lớp học. Một đứa trẻ nhỏ hơn hoặc đứa trẻ chậm hơn có thể làm việc trong nhiều tuần trên cùng một học cụ mà không làm ảnh hưởng đến các thành viên khác trong lớp.Trẻ em tiến bộ hơn trong cùng một lớp có thể di chuyển từ học cụ này sang học cụ khác rất nhanh, do đó tránh được sự nhàm chán khi chờ đợi trẻ khác để bắt kịp mình.Những đứa trẻ có khả năng cao thường xuyên bị thách thức bởi nhiều loại học cụ khác nhau và cách sử dụng đa dạng của chúng.
Đây là một điều thực tế được chứng minh rõ ràng rằn trẻ em trưởng thành với tốc độ rất khác nhau và các giai đoạn sẵn sàng cho các môn học của chúng cũng khác nhau rất nhiều. Bởi vì sự hứng thú được kích thích và các học cụ đã sẵn sàng cho nên bất cứ khi nào trẻ sẵn sàng, một vài trẻ trong lớp montessori bắt đầu đọc và tính toán ở độ tuổi sớm khác thường.Tuy nhiên, việc học sớm không phải là chuẩn mực, cũng không bao giờ là mục tiêu của Bà. Montessori. Lý tưởng của bà chỉ là trải nghiệm học tập nên diễn ra một cách tự nhiên và vui vẻ vào thời điểm thích hợp cho từng trẻ một. “Đó là sự thật, chúng ta không thể làm nên một thiên tài”, trong một bài viết của Bà Montessori,”chúng ta chỉ có thể cho mỗi cá nhân cơ hội để đáp ứng những khả năng tiềm ẩn của mình để trở nên một con người tự lập, vững chắc và cân bằng.
(Nguồn: Sách Parents Guide to Montessori Classroom, Aline D. Wolf)
(Dịch bởi: Nebula Children’s Home)